Tìm hiểu về loài Rắn hổ mang chúa

Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù loài rắn này không chủ động tấn công con người.
Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù loài rắn này không chủ động tấn công con người. 
Rắn hổ mang chúa trong tư thế phòng vệ. 

Kích thước của Rắn hổ mang chúa

Chiều dài trung bình của rắn trưởng thành đạt khoảng 3 đến 4 m (9,8 đến 13,1 ft), còn cân nặng trung bình khoảng 6 kg (13 lb). Trong lịch sử, mẫu vật dài nhất được biết đến lưu giữ tại sở thú London, phát triển chiều dài quanh khoảng 5,6 đến 5,7 m (18 đến 19 ft) trước khi chết nhân đạo do đúng thời điểm bùng nổ ra Chiến tranh thế giới thứ hai. Vào năm 1951, mẫu vật hoang dã nặng nhất được Câu lạc bộ hoàng gia quốc đảo Singapore bắt giữ, có cân nặng 12 kg (26 lb) và chiều dài 4,8 m (15,7 ft). Đến năm 1972, một mẫu vật nuôi nhốt khác thậm chí nặng hơn được lưu giữ tại công viên động vật học New York, đo lường cân nặng 12,7 kg (28 lb) và chiều dài 4,4 m (14,4 ft). Thậm chí, ngày nay chiều dài tối đa được ghi nhận ở loài rắn này trong tự nhiên là 7 m (23 ft), còn cân nặng tối đa lên đến 30 kg (66 lb), số liệu được ghi nhận tại dãy núi Ghats tây ở Ấn Độ.

Rắn hổ mang chúa là loài lưỡng hình giới tính về mặt kích thước, con đực đạt kích thước lớn hơn so với con cái. Chiều dài và khối lượng của loài rắn này phụ thuộc vào môi trường sống cùng một vài yếu tố khác. Mặc dù có kích thước to lớn, rắn hổ mang chúa rất nhanh nhẹn và linh hoạt.

Cách phân biệt Rắn hổ mang chúa

Rắn hổ mang chúa thường lớn hơn so với các loài hổ mang khác, và các vạch sọc trên cổ có hình chữ V thay vì hình dạng mắt kép hoặc đơn thường thấy trên hầu hết các loài rắn hổ mang châu Á khác. Hơn nữa, rắn hổ mang chúa có mang cổ hẹp hơn và dài hơn. Một phương pháp hết sức rõ ràng để nhận dạng, nhìn thấy rõ trên đầu, là sự hiện diện của một cặp vảy lớn được gọi là xương chẩm, nằm ở mặt sau đỉnh đầu. Đây là cách sắp xếp chín mảng xương dẹt phía sau, đặc trưng của họ Rắn nước và họ Rắn hổ, và là vẻ độc đáo của loài rắn hổ mang chúa. Loài rắn này được nhà sinh vật học người Đan Mạch Theodore Edward Cantor miêu tả lần đầu vào năm 1836.

Cách săn mồi của Rắn hổ mang chúa

Rắn hổ mang chúa, giống như những loài rắn khác, tiếp nhận tín hiệu hóa học thông qua chiếc lưỡi chẻ đôi, đánh hơi bằng các tế bào cảm giác trên lưỡi, rắn đưa đầu lưỡi chạm vào cơ quan thụ cảm giác quan nằm trên vòm họng để truyền các thông tin nhận được đến não bộ. Giác quan này cũng giống như khứu giác con người. Khi mùi vị con mồi được rắn phát hiện, co giật nhẹ ở lưỡi để nhận biết vị trí con mồi. Rắn cũng sử dụng thị giác quan sát, một cách linh hoạt và nhạy cảm với rung động mặt đất nhằm theo dõi con mồi. Mặc dù rắn không có tai ngoài, nhưng chúng "nghe" bằng cách cảm nhận rung động sóng âm qua da, cộng hưởng xuyên qua hộp sọ, truyền đến xương vuông, sau đó truyền vào màng nhĩ bên trong.

Rắn hổ mang chúa có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi. Loài rắn này tiết ra chất độc và chứa trong 1 túi cơ của tuyến nọc nằm ở vòm họng. Túi cơ này sẽ co bóp đưa nọc độc đến răng nanh khi chúng tấn công con mồi. Trong nọc độc của rắn hổ mang có độc tố tác động đến hệ thần kinh, làm cho con mồi bị tê liệt thần kinh và hôn mê. Trong một số trường hợp loài rắn này không phóng ra nọc độc khi cắn.

Sau khi cắn vào con mồi, rắn sẽ bắt đầu nuốt con mồi đang giãy giụa trong khi nọc độc bắt đầu quá trình tiêu hóa mồi. Rắn hổ mang chúa, giống như tất cả các loài rắn, có quay hàm linh hoạt. Bộ xương hàm được kết nối bởi các dây chằng mềm dẻo như dây cao su, cho phép xương hàm dưới di chuyển độc lập. Điều này cho phép rắn nuốt cả con mồi của nó, cũng như cho phép rắn nuốt con mồi lớn hơn nhiều so với phần đầu.

Cách phòng vệ của Rắn hổ mang chúa

Khi gặp nguy hiểm, rắn hổ mang chúa sẽ cố gắng trốn thoát nhanh chóng và tránh đối đầu. Tuy nhiên, nếu tiếp tục bị khiêu khích, rắn hổ mang chúa trở nên rất hung dữ.

Khi đối mặt, rắn hổ mang chúa sẽ nâng phần trước (thường là 1/3) cơ thể lên (khoảng 1,5 m) và nhìn thẳng vào mắt đối thủ, phồng mang rộng, lộ rõ cặp răng nanh và huýt lên ầm ĩ. Rắn hổ chúa có thể dễ dàng bị kích động do đối tượng tiếp cận gần hay chuyển động đột ngột. Khi nâng cơ thể lên cao, rắn hổ mang chúa vẫn có thể di chuyển nhanh về phía trước để tấn công dù ở khoảng cách xa và đối phương có thể đánh giá sai phạm vi an toàn. 

Rắn hổ mang chúa có khả năng cắn nhiều vết trong một lần tấn công duy nhất nhưng rắn trưởng thành biết cách cắn và giữ chặt. Đó là cách thức phòng vệ của loài rắn này khi sống tại vùng rừng ít dân cư và rừng nhiệt đới rậm rạp. Do đó nạn nhân bị hổ mang chúa cắn thường là người thôi miên rắn.

Nếu rắn hổ chúa gặp một kẻ thù tự nhiên, ví dụ như chồn mangut, loài chồn có khả năng kháng nọc độc thần kinh, rắn thường cố gắng lẫn trốn. Nếu không thể làm như vậy, chúng sẽ phồng mang và phát ra một tiếng huýt, đôi khi giả vờ ngậm chặt miệng. Những nỗ lực này thường chứng minh rất hiệu quả, đặc biệt đối với kẻ thù nguy hiểm hơn nhiều so với loài chồn, ví dụ như các loài động vật có vú nhỏ có thể giết rắn một cách dễ dàng.

Một cách phòng vệ an toàn khi con người tình cờ gặp rắn hổ mang chúa là từ từ tháo bỏ áo sơ mi hoặc mũ và quăng nó xuống đất trong khi đang đi lùi về phía sau.

Theo: wikipedia