Sau tê giác trắng, rất có thể sẽ có thêm nhiều loài động vật hoang dã nữa bị xóa sổ, nếu con người không có ý thức bảo vệ chúng từ bây giờ. Dưới đây là những loài vật tiêu biểu, mà con người nên bắt đầu dốc sức bảo vệ từ bây giờ, nếu không muốn chúng bị xóa sổ khỏi Trái Đất mãi mãi.
TÊ GIÁC SUMATRA
Tê giác hai sừng Sumatra được tìm thấy ở một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia và Myanmar. Chúng dễ dàng được nhận diện thông qua phần lông dài, yếu tố giúp chúng giữ ấm cũng như tránh xa các loài côn trùng gây hại. Hiện nay, số lượng của loài tê giác này chỉ còn khoảng từ 220 đến 275 con. Vấn nạn săn sừng tê giác cho đến nay vẫn chưa được cải thiện, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của tê giác Sumatra.
VOI SUMATRA
Loài vật có cân nặng lên tới 5 tấn, vào năm 2012 đã được Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF liệt vào danh sách đỏ, do môi trường sống của chúng bị phá hủy nghiêm trọng. Hiện chỉ còn khoảng 2.400 đến 2.800 con còn sống.
CÁ SẤU PHILIPPINES
Theo Liên minh Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, hiện chỉ còn dưới 200 cá thế Cá sấu Philippines còn sống trong môi trường hoang dã. Chúng thường bị mất mạng do mắc vào các thiết bị đánh cá hoặc do con người hủy hoại môi trường.
SAO LA
Được tìm thấy lần đầu tiên vào tháng 5 năm 1992, Sao la thường được gọi với cái tên khá mỹ miều là “kỳ lân châu Á”. Dựa vào báo cáo từ WWF, Sao la là giống loài vô cùng quý hiếm, tổ chức này cũng chỉ trông thấy chúng được 4 lần trong môi trường tự nhiên. Sao la đực và cái giống nhau ở ngoại hình khi đều có hai chiếc sừng trên đầu và có những vệt trắng trên mặt khá giống với loài linh dương. Sao la chủ yếu sinh sống ở Việt Nam và Lào, tuy nhiên, hiện nay, số lượng Sao la đã bị giảm đáng kể vì hành động săn bắt của con người.
HỔ HOA NAM
Hiện chỉ còn khoảng 100 con Hổ Hoa Nam trên thế giới, trong khi đó, vào năm 1950, con số này là 4.000. Mặc dù Trung Quốc đã có những động thái ngăn cấm việc săn bắn loài này, số lượng của chúng vẫn ngày càng giảm mạnh.
TÊ TÊ
Tê tê là loài động vật hoang dã sống chủ yếu trong rừng và các đồng cỏ. Chúng sinh hoạt đơn lẻ và khi đêm xuống, tê tê sẽ dùng bộ “áo giáp” cứng cáp của mình để thực hiện những chuyến săn mồi. Được tìm thấy chủ yếu ở châu Á và châu Phi, tê tê đang phải đứng trước nguy cơ bị săn bắt của các tay thợ săn chuyên nghiệp. Theo đài CNN, mỗi năm có ít nhất 100.000 con bị bắt lấy thịt.
ĐỒI MỒI
Sinh sống ở các vùng biển nhiệt đới trên toàn thế giới, rùa đồi mồi đang gặp nguy hiểm dẫn đến tuyệt chủng, do chính con người hay săn bắn chúng để lấy mai rùa.
Trong hơn 1 thế kỷ vừa qua, số lượng loài này đã giảm tới 80%, mặc dù đã có không ít nỗ lực của các tổ chức, thành lập công ước Quốc tế về buôn bán các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Thế nhưng hiện nay, con người vẫn tiêu thụ trứng của chúng để làm thức ăn, giết chúng để lấy thịt và mai rùa.
KỀN KỀN TRẮNG
Kền kền trắng được tổ chức IUCN xem là loài động vật hoang dã có mức độ suy giảm giống nòi “thảm khốc” nhất. Hơn 99% dân số của loài chim này đã biến mất kể từ năm 1980. Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm này là vì chúng bị ngộ độc xác chết, nguồn thực phẩm quen thuộc của loài kền kền.
KHỈ ĐỘT NÚI
Hiện số lượng cá thể loại khỉ đột này chỉ còn khoảng dưới 900. Các nhà hoạt động vì động vật đang ngày ngày cố gắng để duy trì con số này. Theo Tổ chức Động vật Hoang dã Châu Phi, mối đe dọa lớn nhất đối với khỉ đột núi chính là do chiến tranh, sự xâm lấn của con người và thoái hóa rừng.
Hiện khỉ đột núi đang sinh sống chính tại 3 nước và 4 công viên quốc gia, như vườn quốc gia Bwindi ở Uganda và vườn quốc gia Virunga ở Congo.
CÁO DARWIN
Loài cáo Nam Mỹ này được đặt tên theo nhà bác học Charles Darwin, người có công phát hiện ra chúng vào năm 1834. Cáo Darwin hiện nay được phát hiện ở hai khu vực chính gồm Công viên quốc gia Nahuelbuta và một hòn đảo thuộc Chile. Mối tương quan giữa loài cáo xám này với môi trường sinh thái vô cùng chặt chẽ. Chính vì lẽ đó, nếu chúng ta muốn bảo vệ chúng thì phải ra sức bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh. Loài cáo này rơi vào nguy cơ tuyệt chủng vì môi trường sống bị đe doạ cũng như nạn săn bắt trái phép vẫn chưa được kiểm soát.
BÁO AMUR
Báo Amur, hay còn được biết đến là báo Viễn Đông, Beo Mãn Châu, báo Hàn Quốc, hiện đang gần như bị tuyệt chủng. Ghi nhận cho thấy chỉ còn khoảng 60 cá thể vào năm 2015. Tất cả đều sống tại vườn quốc gia tại Nga. Loài vật này có thể chạy với tốc độ 60 km/h và nhảy cao tới gần 6 m so với mặt đất.
BÁO MÃN CHÂU
Báo Amur là một trong các loài động vật hoang dã đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Sở hữu cơ thể nổi bật với hai gam màu vàng và cam đậm cùng hoạ tiết da báo điển hình, báo Amur có thể nặng đến 60kg cùng chiều dài thân xấp xỉ 5m. Ước tính, báo Amur có vận tốc chạy lên đến 37 dặm/giờ.
Hiện nay, báo Amur chỉ còn xuất hiện ở phía Đông nước Nga và hoàn toàn bị tuyệt chủng ở Trung Quốc, Peninsula. Theo tổ chức bảo vệ môi trường WWF, số lượng của loài báo này chỉ còn tầm 60 con.
ĐƯỜI ƯƠI BORNEO
Trong khoảng 60 năm qua, số lượng cá thể loài đười ươi có vóc dáng vô cùng đặc biệt này, đã giảm tới 50%. Sinh sống trên đảo Borneo, hòn đảo lớn nhất Châu Á, đười ươi Borneo có khuôn mặt to và bộ râu ngắn hơn nhiều so với các anh em họ khác của mình.
Có tất cả 3 nhánh của loài vượn Borneo, bao gồm nhánh sống ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc và trung tâm. Phân loài lớn nhất sống ở giữa đảo, có số lượng 35.000 con. Bị đe dọa lớn nhất là nhánh sống ở khu vực Đông Bắc, do môi trường sống bị tàn phá bởi nạn khai thác gỗ và săn bắn, nên đến nay chỉ còn khoảng 1.500 con.
Các nhà khoa học dự tính, đến năm 2025, số lượng đười ươi Borneo sẽ giảm tiếp thêm 22%, chỉ còn 47.000 con.
CÁ HEO CALIFORNIA
Theo WWF, loài động vật siêu hiếm này đã được phát hiện lần đầu vào năm 1958. Tương tự như cá sấu Philippines, chúng cũng hay bị mắc vào các dụng cụ đánh cá tại vịnh California, khiến chúng bị thương và qua đời. Ngoài ra, môi trường bị phá hủy, biến đổi khí hậu, hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tồn tại của cá heo California.
Hơn bao giờ hết, con người nên thực sự hành động ngay từ bây giờ, không chỉ để bảo vệ chính mình, mà còn là cả Trái Đất và những sinh vật vô tội ngoài thiên nhiên.
RÁI CÁ LỚN
Ngay từ cái tên, chúng ta có thể hình dung được sự to lớn của loài rái cá này. Sở hữu kích cỡ vượt trội với chiều dài có thể lên đến 2m, rái cá lớn tập trung xuất hiện ở khu vực Nam Mỹ. Trong quá khứ, chúng từng bị săn bắt vô tội vạ để lấy da và mặc dù hiện nay vấn nạn này đã được kiểm soát, môi trường nước nơi loài rái cá này sinh sống vẫn bị ô nhiễm nặng nề, dẫn đến việc chúng không thể kiếm ăn.
Con người được xem là đối tượng gây ra không ít phiền toái cho loài rái cá này. Trong khi các ngư dân liên tục quấy nhiễu môi trường sống, hoạt động khai thác vàng của các ông chủ lớn lại gây ra tình trạng ngộ độc thủy ngân cho chúng.
TÊ GIÁC SUMATRA
VOI SUMATRA
CÁ SẤU PHILIPPINES
SAO LA
Được tìm thấy lần đầu tiên vào tháng 5 năm 1992, Sao la thường được gọi với cái tên khá mỹ miều là “kỳ lân châu Á”. Dựa vào báo cáo từ WWF, Sao la là giống loài vô cùng quý hiếm, tổ chức này cũng chỉ trông thấy chúng được 4 lần trong môi trường tự nhiên. Sao la đực và cái giống nhau ở ngoại hình khi đều có hai chiếc sừng trên đầu và có những vệt trắng trên mặt khá giống với loài linh dương. Sao la chủ yếu sinh sống ở Việt Nam và Lào, tuy nhiên, hiện nay, số lượng Sao la đã bị giảm đáng kể vì hành động săn bắt của con người.
HỔ HOA NAM
Hiện chỉ còn khoảng 100 con Hổ Hoa Nam trên thế giới, trong khi đó, vào năm 1950, con số này là 4.000. Mặc dù Trung Quốc đã có những động thái ngăn cấm việc săn bắn loài này, số lượng của chúng vẫn ngày càng giảm mạnh.
TÊ TÊ
Tê tê là loài động vật hoang dã sống chủ yếu trong rừng và các đồng cỏ. Chúng sinh hoạt đơn lẻ và khi đêm xuống, tê tê sẽ dùng bộ “áo giáp” cứng cáp của mình để thực hiện những chuyến săn mồi. Được tìm thấy chủ yếu ở châu Á và châu Phi, tê tê đang phải đứng trước nguy cơ bị săn bắt của các tay thợ săn chuyên nghiệp. Theo đài CNN, mỗi năm có ít nhất 100.000 con bị bắt lấy thịt.
ĐỒI MỒI
Sinh sống ở các vùng biển nhiệt đới trên toàn thế giới, rùa đồi mồi đang gặp nguy hiểm dẫn đến tuyệt chủng, do chính con người hay săn bắn chúng để lấy mai rùa.
Trong hơn 1 thế kỷ vừa qua, số lượng loài này đã giảm tới 80%, mặc dù đã có không ít nỗ lực của các tổ chức, thành lập công ước Quốc tế về buôn bán các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Thế nhưng hiện nay, con người vẫn tiêu thụ trứng của chúng để làm thức ăn, giết chúng để lấy thịt và mai rùa.
KỀN KỀN TRẮNG
Kền kền trắng được tổ chức IUCN xem là loài động vật hoang dã có mức độ suy giảm giống nòi “thảm khốc” nhất. Hơn 99% dân số của loài chim này đã biến mất kể từ năm 1980. Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm này là vì chúng bị ngộ độc xác chết, nguồn thực phẩm quen thuộc của loài kền kền.
KHỈ ĐỘT NÚI
Hiện số lượng cá thể loại khỉ đột này chỉ còn khoảng dưới 900. Các nhà hoạt động vì động vật đang ngày ngày cố gắng để duy trì con số này. Theo Tổ chức Động vật Hoang dã Châu Phi, mối đe dọa lớn nhất đối với khỉ đột núi chính là do chiến tranh, sự xâm lấn của con người và thoái hóa rừng.
Hiện khỉ đột núi đang sinh sống chính tại 3 nước và 4 công viên quốc gia, như vườn quốc gia Bwindi ở Uganda và vườn quốc gia Virunga ở Congo.
CÁO DARWIN
Loài cáo Nam Mỹ này được đặt tên theo nhà bác học Charles Darwin, người có công phát hiện ra chúng vào năm 1834. Cáo Darwin hiện nay được phát hiện ở hai khu vực chính gồm Công viên quốc gia Nahuelbuta và một hòn đảo thuộc Chile. Mối tương quan giữa loài cáo xám này với môi trường sinh thái vô cùng chặt chẽ. Chính vì lẽ đó, nếu chúng ta muốn bảo vệ chúng thì phải ra sức bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh. Loài cáo này rơi vào nguy cơ tuyệt chủng vì môi trường sống bị đe doạ cũng như nạn săn bắt trái phép vẫn chưa được kiểm soát.
BÁO AMUR
Báo Amur, hay còn được biết đến là báo Viễn Đông, Beo Mãn Châu, báo Hàn Quốc, hiện đang gần như bị tuyệt chủng. Ghi nhận cho thấy chỉ còn khoảng 60 cá thể vào năm 2015. Tất cả đều sống tại vườn quốc gia tại Nga. Loài vật này có thể chạy với tốc độ 60 km/h và nhảy cao tới gần 6 m so với mặt đất.
BÁO MÃN CHÂU
Báo Amur là một trong các loài động vật hoang dã đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Sở hữu cơ thể nổi bật với hai gam màu vàng và cam đậm cùng hoạ tiết da báo điển hình, báo Amur có thể nặng đến 60kg cùng chiều dài thân xấp xỉ 5m. Ước tính, báo Amur có vận tốc chạy lên đến 37 dặm/giờ.
Hiện nay, báo Amur chỉ còn xuất hiện ở phía Đông nước Nga và hoàn toàn bị tuyệt chủng ở Trung Quốc, Peninsula. Theo tổ chức bảo vệ môi trường WWF, số lượng của loài báo này chỉ còn tầm 60 con.
ĐƯỜI ƯƠI BORNEO
Trong khoảng 60 năm qua, số lượng cá thể loài đười ươi có vóc dáng vô cùng đặc biệt này, đã giảm tới 50%. Sinh sống trên đảo Borneo, hòn đảo lớn nhất Châu Á, đười ươi Borneo có khuôn mặt to và bộ râu ngắn hơn nhiều so với các anh em họ khác của mình.
Có tất cả 3 nhánh của loài vượn Borneo, bao gồm nhánh sống ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc và trung tâm. Phân loài lớn nhất sống ở giữa đảo, có số lượng 35.000 con. Bị đe dọa lớn nhất là nhánh sống ở khu vực Đông Bắc, do môi trường sống bị tàn phá bởi nạn khai thác gỗ và săn bắn, nên đến nay chỉ còn khoảng 1.500 con.
Các nhà khoa học dự tính, đến năm 2025, số lượng đười ươi Borneo sẽ giảm tiếp thêm 22%, chỉ còn 47.000 con.
CÁ HEO CALIFORNIA
Theo WWF, loài động vật siêu hiếm này đã được phát hiện lần đầu vào năm 1958. Tương tự như cá sấu Philippines, chúng cũng hay bị mắc vào các dụng cụ đánh cá tại vịnh California, khiến chúng bị thương và qua đời. Ngoài ra, môi trường bị phá hủy, biến đổi khí hậu, hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tồn tại của cá heo California.
Hơn bao giờ hết, con người nên thực sự hành động ngay từ bây giờ, không chỉ để bảo vệ chính mình, mà còn là cả Trái Đất và những sinh vật vô tội ngoài thiên nhiên.
RÁI CÁ LỚN
Ngay từ cái tên, chúng ta có thể hình dung được sự to lớn của loài rái cá này. Sở hữu kích cỡ vượt trội với chiều dài có thể lên đến 2m, rái cá lớn tập trung xuất hiện ở khu vực Nam Mỹ. Trong quá khứ, chúng từng bị săn bắt vô tội vạ để lấy da và mặc dù hiện nay vấn nạn này đã được kiểm soát, môi trường nước nơi loài rái cá này sinh sống vẫn bị ô nhiễm nặng nề, dẫn đến việc chúng không thể kiếm ăn.
Con người được xem là đối tượng gây ra không ít phiền toái cho loài rái cá này. Trong khi các ngư dân liên tục quấy nhiễu môi trường sống, hoạt động khai thác vàng của các ông chủ lớn lại gây ra tình trạng ngộ độc thủy ngân cho chúng.
CTBCX tổng hợp