Một chuyên gia bắt rắn 45 tuổi đã bị tử vong vì nọc độc rắn hổ mang trong khi ông ta đang cố bắt con rắn tại một công trường xây dựng ở Ấn Độ.
Theo India Times, người đàn ông tên Maharajan tự nhận mình là chuyên gia bắt rắn và thường để lại số điện thoại cho người dân liên hệ. Vậy nên khi một con rắn hổ mang xuất hiện trong công trường xây dựng thì người ta đã gọi ông ấy đến giải cứu.
Tuy nhiên, trong khi cố gắng bắt con rắn, Maharajan bị nó cắn hai lần và qua đời khi đang trên đường đến bệnh viện. Nguồn tin từ chính quyền địa phương khẳng định Maharajan không có giấy tờ chứng nhận hành nghề cũng như chưa từng được đào tạo về chuyên môn.
Rajesh Kumar, nhân viên chuyên giải cứu động vật hoang dã nói: “Ông ấy cho người dân địa phương số điện thoại liên lạc. Vậy nên họ đã gọi ông ấy đến vào hôm 1.4 vừa qua”.
“Maharajan bị rắn cắn vào cả hai tay khi cố gắng nhét nó vào trong một cái hộp. Người đàn ông sau đó cảm thấy khó thở và được đưa đến bệnh viện nhưng không kịp”, Rajesh nói thêm.
Cảnh sát Ấn Độ cũng xác nhận rằng Maharajan chết vì nọc độc hổ mang chúa. “Có nhiều người tự nhận mình là chuyên gia bắt rắn mà không được huấn luyện bài bản. Đây là kết cục mà họ phải đối mặt. Chúng tôi kêu gọi người dân hãy gọi cảnh sát, cứu hỏa hay những người có kinh nghiệm và được huấn luyện kỹ lưỡng”, Rajesh nói.
Rajesh Kumar nói con rắn cắn chết người đàn ông 45 tuổi cũng bị thương. Hiện nó đã được đưa đến gặp bác sĩ để điều trị trước khi được thả về tự nhiên.
Rahmath Ataaz, nhà tâm thần học ở trường Al Ameen cho biết: “Cách tốt nhất để bắn rắn là dùng công cụ chuyên dụng và đặc biệt không dùng tay không. Rắn là loài sinh vật rất khó lường và chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến người bắt rắn phải trả giá”.
Vụ việc xảy ra chỉ vài tuần sau khi một huấn luyện viên Ấn Độ bị trăn siết cổ đến bất tỉnh và qua đời tại bệnh viện. Người đàn ông 40 tuổi này đặt con trăn quanh cổ khi diễn trò trước công chúng.
Rắn hổ mang chúa là một trong những loài rắn độc nhất thế giới. |
Theo India Times, người đàn ông tên Maharajan tự nhận mình là chuyên gia bắt rắn và thường để lại số điện thoại cho người dân liên hệ. Vậy nên khi một con rắn hổ mang xuất hiện trong công trường xây dựng thì người ta đã gọi ông ấy đến giải cứu.
Tuy nhiên, trong khi cố gắng bắt con rắn, Maharajan bị nó cắn hai lần và qua đời khi đang trên đường đến bệnh viện. Nguồn tin từ chính quyền địa phương khẳng định Maharajan không có giấy tờ chứng nhận hành nghề cũng như chưa từng được đào tạo về chuyên môn.
Rajesh Kumar, nhân viên chuyên giải cứu động vật hoang dã nói: “Ông ấy cho người dân địa phương số điện thoại liên lạc. Vậy nên họ đã gọi ông ấy đến vào hôm 1.4 vừa qua”.
“Maharajan bị rắn cắn vào cả hai tay khi cố gắng nhét nó vào trong một cái hộp. Người đàn ông sau đó cảm thấy khó thở và được đưa đến bệnh viện nhưng không kịp”, Rajesh nói thêm.
Cảnh sát Ấn Độ cũng xác nhận rằng Maharajan chết vì nọc độc hổ mang chúa. “Có nhiều người tự nhận mình là chuyên gia bắt rắn mà không được huấn luyện bài bản. Đây là kết cục mà họ phải đối mặt. Chúng tôi kêu gọi người dân hãy gọi cảnh sát, cứu hỏa hay những người có kinh nghiệm và được huấn luyện kỹ lưỡng”, Rajesh nói.
Rajesh Kumar nói con rắn cắn chết người đàn ông 45 tuổi cũng bị thương. Hiện nó đã được đưa đến gặp bác sĩ để điều trị trước khi được thả về tự nhiên.
Rahmath Ataaz, nhà tâm thần học ở trường Al Ameen cho biết: “Cách tốt nhất để bắn rắn là dùng công cụ chuyên dụng và đặc biệt không dùng tay không. Rắn là loài sinh vật rất khó lường và chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến người bắt rắn phải trả giá”.
Vụ việc xảy ra chỉ vài tuần sau khi một huấn luyện viên Ấn Độ bị trăn siết cổ đến bất tỉnh và qua đời tại bệnh viện. Người đàn ông 40 tuổi này đặt con trăn quanh cổ khi diễn trò trước công chúng.
Theo India Times